Giấc Ngủ Ảnh Hưởng Đến Cơ Thể Của Bạn Như Thế Nào?

1. Kéo dài tuổi thọ

Thời gian ngủ lý tưởng nhất của 1 người trưởng thành là từ 7- 8 tiếng mỗi đêm.

Các nhà khoa học của Anh và Ý đã phân tích số liệu từ 16 cuộc nghiên cứu trong suốt 25 năm, nghiên cứu được thực hiện trên hơn 1.3 triệu người và hơn 100,000 ca tử vong. Theo kết quả được họ công bố trên tạp chí Sleep, những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ tử vong sớm hơn người bình thường là 12%. Những người ngủ nhiều hơn 8 – 9 tiếng mỗi đêm còn có nguy cơ cao hơn, đến 30%.

Các nhà nghiên cứu cũng kết luận rằng, những ai giảm thời gian ngủ từ 7 tiếng xuống 5 tiếng hoặc ít hơn sẽ có tỉ lệ tử vong cao hơn 1.7 lần.

2. Giúp ăn ngon miệng

Thói quen ngủ ít có thể làm tăng nhu cầu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vào ban đêm, mọi hoạt động và nhu cầu calo giảm. Nhưng khi bạn ngú ít, não sẽ tiết ra những hóa chất báo tín hiệu đói cho cơ thể. Điều này dẫn đến việc bạn ăn nhiều hơn, tập thể dục ít hơn và tăng cân.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành cuộc thử nghiệm với gần 5000 người trưởng thành ở Nhật Bản và phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 4.5 tiếng hoặc ngủ nhiều hơn 8.5 tiếng có chỉ số BMI và chỉ số A1C cao hơn người bình thường. (A1C là chỉ số đo lượng đường huyết của cơ thể trong 3 tháng). Trong khi đó, những người ngủ từ 6.5 – 7.4 tiếng mỗi đêm có mức A1C thấp nhất trong số tất cả những người tham gia khảo sát.

Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng những trẻ ngủ không đủ giấc sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì và có chỉ số BMI cao hơn. Những nguy cơ này sẽ ảnh hưởng đến trẻ khi chúng trưởng thành

3. Tăng sức đề kháng cho cơ thể

Khi bạn ngủ, hệ miễn dịch tiết ra nhiều hợp chất gọi là cytokines. Một số cytokines rất cần thiết trong việc bảo vệ hệ miễn dịch chống lại các chứng viêm và nhiễm trùng. Nếu không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sẽ không có đủ cytokines.

Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bị thiếu ngủ trong thời gian dài cũng như những người chỉ ngủ 4-5 tiếng/đêm/tuần thì hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4. Cải thiện trí nhớ

Ngoài việc giúp bạn có sự tập trung cao, giấc ngủ còn giúp bảo vệ và tăng cường trí nhớ của bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng có một giấc ngủ ngon sau khi học tập có thể giúp duy trì bộ nhớ. Nó cũng giúp làm giảm tác động từ các yếu tố bên ngoài đến bộ nhớ cách đáng kể.

Những người bị thiếu ngủ sẽ:

  • Tiếp nhận và ghi nhớ thông tin khó khăn hơn vì những nơ-ron thần kinh đã làm việc quá sức.
  • Giải thích các sự kiện khác nhau
  • Giảm khả năng nhận xét sự việc
  • Mất khả năng tiếp cận các thông tin trước đó

5. Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác

Ngủ đủ giấc là 1 thói quen, cũng giống như việc tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Thiếu ngủ là 1 phần của lối sống không lành mạnh và có thể làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh như: béo phì, tim mạchtiểu đường, khó thở khi ngủ.

All in one